1. Target
  2. Movies, Music & Books
  3. Books
  4. All Book Genres
  5. Reference Books

SỐng VỚi ChỮ - by Nguy&#7877 & n H&#432 & ng Qu&#7889 & c (Paperback)

SỐng VỚi ChỮ - by  Nguy&#7877 & n H&#432 & ng Qu&#7889 & c (Paperback)
Store: Target
Last Price: 16.69 USD

Similar Products

Products of same category from the store

All

Product info

<p/><br></br><p><b> Book Synopsis </b></p></br></br><p><strong>1.</strong></p><p>Tôi ao ước, một lúc nào đó, có thể viết nguyên cả cuốn sách vài ba trăm trang về một chữ. Bất cứ là chữ gì, nhưng chỉ một, xin nhấn mạnh: chỉ một chữ mà thôi.[1] Tôi tin là điều ấy có thể làm được: bất cứ chữ nào cũng có vô số các mối quan hệ với các chữ khác; một số khá nhiều còn có quan hệ với văn hoá giao tiếp, văn hoá chính trị và trình độ trí thức của xã hội. Và cần làm: những thay đổi trong ý nghĩa cũng như sắc thái tu từ của một chữ có khi tiết lộ nhiều bí ẩn trong nếp nghĩ vànếp cảm của một dân tộc hơn là cả những biến cố chính trị hay xã hội ồn ào vàngỡ như lớn lao. Tuy nhiên, để làm được điều ấy, cần có nhiều thì giờ. Trong khi chưa có thì giờ, tôi hay nghĩ ngợi bâng quơ về chữ. Cuốn sách này là kết quả bước đầu của những nghĩ ngợi bâng quơ ấy. Nghĩ ngợi bâng quơ về chữ có nghĩa là nghĩ ngợi không như một nhà ngôn ngữ học mà chủ yếu như một nhà phê bình văn học: điều tôi quan tâm nhất không phải là các khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa hay ngữ pháp của chữ mà là màu sắc thẩm mỹ của chúng. Nhiều lúc tôi có cảm tưởng như tôi có thể phân biệt được chữ này nóng, chữ kia lạnh, còn chữ nọ thì yếu ớt, đứng liêu xiêu như sắp ngã trên trang giấy. Chữ, với tôi, giống như những sinh vật: chúng biết thở, biết làm duyên, biết phục kích, biết cào cấu và để lại trong tâm hồn người đọc những vết xước có khi cả hàng chục năm mới tan hết. </p><p><br></p><p>Ngoài các bài về ngôn ngữ, trong cuốn sách này còn có một số bài về văn học. Hầu hết các bài này đều được viết từ góc độ một người yêu chữ hơn là từ góc độ một nhà phê bình văn học: những vấn đề vànhững văn nghệ sĩ được đề cập đến với tôi một cách tình cờ, phần lớn từ lời mời gọi của các chủ bút cho một số báo đặc biệt nào đó, chứ không hẳn là một chọn lựa thuần tuý trên căn bản văn học hay mỹ học. Do đó, không nên đặt ra vấn đề tại sao viết về người này mà không viết về người khác; tại sao quan tâm đến vấn đề này mà không quan tâm đến vấn đề nọ. Tất cả đều tình cờ. Và tất cả đều dừng lại ở những cảm nghĩ bâng quơ. </p><p><br></p><p>Cảm bâng quơ. </p><p><br></p><p>Nghĩ bâng quơ. </p><p><br></p><p>Sống với chữ, ai mà chẳng chìm đắm, có lúc triền miên, trong những nỗi niềm bâng quơ như thế nhỉ?</p><p><br></p><p><strong>2.</strong></p><p>So với bản in lần thứ nhất năm 2004, ấn bản này được sửa chữa và bổ sung khá nhiều. Những bài viết mới ấy cũng tập trung vào hai đề tài chính: ngôn ngữ và văn học. Và cũng có một văn phong: nhẹ nhàng. Như một thoáng bâng quơ. </p><p> </p><p> [1]<em> Chữ</em>, tôi dùng ở đây, chính là từ, <em>word</em>; không phải là mẫu tự, <em>letter</em>.</p><p><br></p>

Price History